diễn đàn _a4 _ teen_

WELLCOME TO _A4_TEEN_
Bạn là chưa là thành viên của diễn đàn???
Hãy ĐĂNG KÍ ngay để có thể sử dụng tất cả chức năng của diễn đàn (chỉ mất 15 giây thui)
Nếu bạn đã là thành viên rồi!?!?
Hãy ĐĂNG NHẬP ngay để cùng 888 với pà kon nào!!!

Join the forum, it's quick and easy

diễn đàn _a4 _ teen_

WELLCOME TO _A4_TEEN_
Bạn là chưa là thành viên của diễn đàn???
Hãy ĐĂNG KÍ ngay để có thể sử dụng tất cả chức năng của diễn đàn (chỉ mất 15 giây thui)
Nếu bạn đã là thành viên rồi!?!?
Hãy ĐĂNG NHẬP ngay để cùng 888 với pà kon nào!!!

diễn đàn _a4 _ teen_

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
diễn đàn _a4 _ teen_

^-^


2 posters

    Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

    toi0bix
    toi0bix
    ♥ Admin ♥ Đại Tỷ ♥
    ♥ Admin ♥ Đại Tỷ ♥


    Join date : 31/03/2010

    Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu Empty Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

    Bài gửi by toi0bix 4/4/2010, 2:12 pm

    “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (trích Quê hương- Đỗ Trung Quân). Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng trong tình cảm mỗi người Việt Nam. Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đã trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả. Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính của truyện, một tình yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong văn học Việt Nam.
    “Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
    Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
    Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
    Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.
    Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
    “Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
    Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.
    BẾN QUÊ
    Bước ra khỏi chiến tranh, mỗi người lính có một ngã rẽ riêng để trở về với cuộc đời thường nhật. Trong vô vàn cái bãng lặng lẽ trở về ấy, ta bắt gặp như vô tình cái bãng hình nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trở về lặng lẽ, tiếp tục tìm tòi lặng lẽ, ngòi bút Nguyễn Minh Châu vẫn chứa đựng những khám phá mới mẻ, sâu sắc, vẫn mang cái nhìn từng trải chắc chắn của con người đã tôi luyện qua lò lửa chiến tranh. Chính bằng ngòi bút ấy, nhà văn đã dựng lên một “Bến quê” mang ý nghĩa triết lí, mang đầy trải nghiệm về một đời người. Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang sách “Bến quê” mà không cảm thấy một nỗi buồn bồi hồi, xúc động trào dâng. Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó se sẽ xót xa, ân hận nhưng những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương thì vẫn còn lắng đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đọc chúng ta.
    Cũng như nhiều tác phẩm của mình, trong “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu đã khai thác rất thành công tình huống truyện mang đầy nghịch lí. Có lẽ những nghịch lí ấy, dưới ngòi bút tài hoa là thứ công cụ đắc lực nhất, thể hiện một chiều sâu triết lí, tư tưởng. Mở đầu trang truyện, hình ảnh Nhĩ -nhân vật chính- hiện lên trong hoàn cảnh thật đáng thương.”Suốt cuộc đời, Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất. Vậy mà, gần một năm nay căn bệnh quái ác đã cột chặt lấy anh vào giường bệnh. Liệt toàn thân, tự nhích người di chuyển vài chục phân trên tấm nệm khó bằng bay nửa vòng Trái Đất, sinh hoạt chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của Liên. Anh giờ đây dâu có khác một đứa trẻ là mấy. Chiếc giường bệnh dường như là chiếc nôi, còn đôi bàn tay người vợ tần tảo dường như là đôi bàn tay người mẹ thủa nào, vẫn hiện về trong miªn man kí ức. §ã có lần anh nhận ra trong một dòng suy nghĩ hài hước cái hoàn cảnh không biết phải gọi là bi kịch hay hài kịch của bản thân:“Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một đứa bé mới đẻ đang toa toét cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với”
    Đó là nghịch lí hay số mệnh? Đã là số mệnh sao lại phũ phàng đến thế?Có lẽ nào nghịch lí cuộc đời đã nhiều lần bắt anh day dứt thế chăng? Trong những ngày như thế, anh có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm và chiªm nghiệm về cuộc đời trong những ngày tháng đã qua. Và số mệnh lại một lần nữa cất cao tiếng nói, vẫn là nghịch lí, nhưng là một nghịch lí con người đã quên bẵng bấy lâu. Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của cái bãi bồi bên kia s«ng Hồng, ngay trước khung cửa sổ. “Cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng, lúc này đang phô ra trước cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non-Những sắc màu quen thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
    Có ngờ đâu cả cuộc đời Nhĩ đã từng in gót khắp năm châu mà chưa tùng một lần đặt chân lên cái bờ sông trước mặt mình. Như một định mệnh, miền đất cuộc đời anh mãi mãi chẳng thể đặt chân lên. Nghịch lí cuộc đời, bất chấp lời khẩn khoản tha thiết nhất của Nhĩ, vẫn sắp đặt một ®️ịnh mệnh để Tuấn- con anh- sà vào đám cờ phá thế ven đường và m¬ ước cháy bỏng đến cuối cuộc đời anh mới chiêm nghiệm ra tắt vụt trong vô vọng. Đó có lẽ cũng là một nhận thức về cuộc đời mà nhà văn lặng lẽ gửi vào tình huống mang nghịch lí phũ phàng với cái tâm hồn khắc khoải trong những ngày tháng cuối cuộc sống và số phận con người chứa đầy những ngẫu nhiên, những nghịch lí vượt khỏi dự định, ước muốn, sự hiểu biết và cả toan tính của con người. Bằng suy ngẫm, bằng tổng kết qua biết bao trải nghiệm con người mới nhận ra triết lí mà cuộc đời nào rồi cũng phải đón nhận : Con người ta, bước trên đường đời khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình cuộc sống giăng ra trước lối. Chỉ có những vẻ đẹp gần gũi thiêng liêng là có thể cho ta chỗ dựa, nâng cho ta tiếp bước trên đường đời. Với Nhĩ, đó là cái bãi bồi bên kia s«ng, là người vợ tần tảo giàu đức hi sinh, đến lúc này anh mới thấm thía.
    “Bến quê” được viết theo cách nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, nó mang màu sắc và chiều sâu nội tâm rất chủ quan của cá nhân nhân vật trữ tình. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ khi xây dựng nhân vật Nhĩ mang những tình cảm, suy ngẫm sâu sắc, chan chứa trải nghiệm, triết lí về đời người, về ý nghĩa của những điều ta chiêm nghiệm được từ cuộc sống và cuộc đời mỗi con người. Những ngày cuối cuộc đời, trong cái dòng chảy của suy ngẫm và tình cảm mới xuất hiện nơi Nhĩ, thiên nhiên như đẹp hơn, chiếu vào cuộc đời Nhĩ cái nhìn gần gũi, trìu mến hơn tất cả những gì anh đã từng được biết. Sáng đầu thu hiện lên trong không gian gần xa như một bức tranh lên cái thần của cảnh sắc. Đó là những b«ng hoa bằng lăng nở muộn sắc đang phai giữa không gian vời vợi trong vắt của bầu trời. Nắng soi lên dòng s«ng uốn lượn mềm mại, đỏ nhàn nhạt màu nước phù sa, soi lên cái chiều rộng, chiều sâu của bãi bồi ngay trước khung cửa sổ. Nó là tâm điÓm cũng là cái thần sắc của bức tranh… Nhĩ say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp đến kì lạ áy, chiêm ngưỡng trong sự bất ngờ, ngạc nhiên đến thích thú. Cũng phải thôi, sau bao ngày in gót khắp năm châu, đây là những phút cuối cùng anh được sống thanh thản giữa quê hương, giữa những cảnh vật, con người đã ngàn lần phô ra trước mắt. Anh thấy nó đẹp đến kì lạ, bởi vì đó là lần đầu tiên anh say sưa chiêm ngưỡng nó, say sưa khám phá cái ẩn mình bên trong lớp vỏ gần gũi, hiền lành đã quen thuộc bấy lâu.
    Có lẽ anh đã yêu, yêu tha thiết sự giàu có, đơn sơ, gần gũi mà vô cùng mới mẻ của thiên nhhiên. Nhưng khi tình yêu ấy chớm nở, cũng là lúc con người Nhĩ nhận ra nó đã nhen lên trong vô vọng. Anh có thời gian để ngắm nhìn nó nhưng thời gian để bước đi, số phận đã cướp đoạt khỏi tay anh. Cay đắng nào bằng khi nhận ra cảnh vật kia, dù chỉ cách đôi bờ ngầu đỏ của con song quen thuộc mãi mãi là miền đất xa lắc. Đến với nó chỉ là giấc mơ xa vời tầm tay. Nếu thiên nhiên khiến Nhĩ say mê và thất vọng thì những người thân gợi lên trong anh nỗi buỗn xen lẫn những mặc cảm, xót xa tê tái. “Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá” đó cũng là lần đầu tiên nỗi buồn về gia đình quặn lên trong anh. Cái nghèo khó của gia đình không giấu được qua mảnh vá trên chiếc áo Liên đang mặc, trên đôi tay gầy gò. Nhĩ đã thấu hiểu sự vất vả, hi sinh thầm lặng của người vợ hiền thảo. Trong câu nói của anh với Liên có sự bỏ lửng như sự tắc nghẽn của tâm hồn, của trái tim:
    “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm…mà em vẫn nín thinh” Nhĩ không nói mà cũng không dám nói. Cái ngắt quãng ấy là bao vất vả, khó khăn Liên lặng lẽ gánh vác để lo cho gia đình. Nó âm thầm như cái âm điệu câm lặng của dấu ba chấm. Trong có dường như còn chứa chan cả mồ hôi, nước mắt đắng cay Liên đã nuốt thầm, đã chịu đựng. Nhĩ không dám nói điều đó, vì nó là lưỡi dao cứa vào long anh, cứa cả vào long vợ. Anh là trụ cột của gia đình mà chưa một lần anh làm cho gia đình ấy được sung sướng. Cuộc đời Liên từ khi sống với anh cũng đâu có khác trước. Qua những lời dịu dàng của Liên anh đã hiểu tình yêu Liên dành cho mình nhưng điều đó càng khiến anh day dứt vì trách nhiệm của người chồng, người cha chưa bao giờ trọn ven. Ở nơi anh trào dâng bao xúc cảm. Đó là sự thương cảm với cuộc đời tần tảo, lặng lẽ của vợ, “Một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm”, Đó là sự xúc động khi anh tìm được cho mình nơi nương tựa là gia đình, là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, mãi mãi trọn vẹn nguyên phẩm chất: :Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia , tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa”. Vào cái buổi sáng đầu thu ấy, khi đã nhận ra vẻ đẹp rất đỡi bình dị gần gũi của cảnh vật, trong tâm hồn Nhĩ cháy lên một cái gì đó mơ hồ như một dự cảm, một cái gì đó cháy bỏng như một khát khao. Dường như bằng trực giác Nhĩ đã nhận ra thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa. Câu hỏi anh bất chợt hỏi vợ như một sự tính toán thời gian vể cái ngày anh biết chắc sẽ đến nay mai.
    Nhà văn Giắc Lân-đơn từng viết:
    “Thiên nhiên có nhiều cái nhắc nhở con người về cái chết”.
    Với Nhĩ có lẽ cũng vậy thôi. Có lẽ anh cũng hiểu rằng màu sắc của những chùm bằng lăng bỗng trở nên đậm sắcc hơn, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ, chúng cũng như cuộc đời anh, tàn tạ, héo hắt dần, chuẩn bị cho sự đứt lìa khỏi cuộc sống. Cảm giác về cái chết treo lơ lửng dường như thôi thúc cái khát khao trong anh cháy bỏng hơn, gấp gáp hơn trước khi những đốm tàn của ngọn lửa sự sống tắt lịm hẳn. Những ngày cuối cùng này anh chỉ có một khát khao duy nhất: được đặt chân lên bờ đất phía bên kia sông.Mới đây thôi anh đã khám phá ra cái vẻ đẹp diệu kì của cái bên kia song.Một miền đất của trù phú và mơ ước.Cái tưởng chừng dễ dàng nhất người ta thường hay bỏ qua và rồi sau này lại phải hối tiếc về điều đó. Rất nhiều, rất nhiều nơi xa xăm Nhĩ đã bước chân qua vậy mà, cái bãi bồi ngay bên kia thôi chưa một lần anh đặt bàn chân tới. Đến khi mơ ước, đến khi khát khao thì anh không thể cất bước để tiến về miền đất ấy nữa. Anh như một nhà thám hiểm, them khát khám phá chân trời mới nhưng con tàu đi tới thì đã mãi mãi ở lại với biển khơi. Mơ ước rồi cũng là vô vọng. Tuy khoảng trời kia chỉ cách ô cửa sổ của Nhĩ thôi nhưng dường như mãi mãi xa vô cùng tận. Có lẽ trong những lần khắc khoải hướng ánh mắt sang bãi bồi bên kia song, không ít lần Nhĩ mang trong lòng những suy ngẫm, những trải nghiệm về chính bản thân. Cái bờ bên kia không dừng lại ở ý nghĩa hiện thực nữa, nó hàm chứa những giá trị biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Bến bờ ấy cũng có thể làcuộc đời chưa đi tới, phần cuộc mà mỗi con người đều muốn khám phá dù biết rằng nó là không giới hạn. bến bờ ấy cũng có thể là bến đậu quê hương, bến đậu cuộc đời, bến đậu của những giá trị tinh thần gẫn gũi mà ý nghĩa. Bãi bồi, bến song, con đò như một phần vẻ của cuộc sống, đơn sơ, giản dị gắn bó như chính gia đình, như chính quê hương. Khao khát tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực trong cuộc sống, nơi quê hương mà con người bồng bột với nhiều ham muốn thời trai trẻ đã bỏ qua. Nó là một sự thức tỉnh có xen niềm ân hận và nỗi xót xa. Niềm ân hận và xót xa khi con người đã nhận thức được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời. Cánh buồn chỉ một lần duy nhất qua song. Đường đời cũng như thế, chỉ có ai không do dự, không chậm chạp dềnh dàng mới có thể bước vững vàng đi tới phía trưoiức. Nhĩ không thể đặt chân lên con đò đưa đến khát khao. Anh đành gửi gắm tất cả tình cảm, tất cả niềm tin vào Tuấn, nhờ Tuấn giúp anh đặt chân lên cái bên kia song ước mơ. Tiếng nện dép ra bờ xa dần mang theo bao háo hức của tâm hồn người cha tội nghiệp. Nhĩ đã hi cọng, đã tưởng tượng thấy Tuấn, như một nhà thám hiểm chậm rãi bước khoan thai trên cái bãi bồi trước khung cửa sổ. Nhưng ở đời người ta khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Tuấn đâu có thể hiểu được ý nghĩa thiêng liêng chứa trong ước muốn của cha. Cậu sà vào ván cờ phá thế trên đường tự nhiên như cách con người vướng phải những cám dỗ trong cuộc sống. Nhĩ không trách Tuấn. Anh đã từng một thời như Tuấn, anh hiểu ở cái tuổi như Tuấn, Người ta chưa đủ chin chắn để nhận ra vẻ đẹp thưc sự, vẻ đẹp vẹn nguyên cả trong những nét tiêu sơ của cuộc đời. Chỉ có anh, đã từng trải, đã đi qua rất nhiều phương trời, đã nếm trải rất nhiều tình cảm, cảm xúc mới thấy yêu thấy quý, những giá trị bình dị giản đơn kia. Chỉ có anh mới hiểu nó ý nghĩa đến nhường nào với mỗi con người trong cuộc sống. Đó cũng là chân lí cuộc đời. Nhĩ đã phát hiện chân lí ấy để rồi hồi hộp và say mê chờ đợi được khám phá nó trong tấm gương cuộc đời. Với anh đó phải chăng là niềm hạnh phúc cuối cùng anh có thể hưởng trước khi nhắm mắt xuôi tay, một niềm hạnh phúc giản đơn chiêm nghiệm từ cả cuộc đời. Anh giữ trọn trong tâm hồn khao khát và ước mơ. Thu hết mọi sức tàn Nhĩ bấu chặt vả mười đầu ngón tay vào cái hậu cửa sổ, vừa run lẩy bẩy. anh dường như đang níu giữ cho mình một cái gì đó? Có thể là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà tha thiết kia chăng? Hay đó còn là một lẽ sống, một giá trị tinh thần thiêng liêng anh đã rút ra trong những ngày cuối cùng trước khi giã từ cuộc sống. Nhưng kìa, Nhĩ đang đu mình ra ngoài, “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó”. Hành động cuối cùng của giấc mơ. Ngay khi đó con đò ước mơ cập bến. Nhĩ dã cố hết sức để thúc giục đứa con giúp anh hoàn thành nốt cái khát khao còn dang dở. Nhĩ đã cố hết sức để gửi đến mọi người lời nhắn nhủ thức tỉnh, thoát khỏi sự vòng vèo, chùng chình chúng tax a vào để hướng đến những giá trị đích thực mà gần gũi trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ của Nhĩ cũng có thể là lời cuối cùng của cuộc đời anh. Nó thiêng liêng như cô đúc cả cuộc đời con người vậy. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Minh châu hoá thân vò nhân vật để nhắn nhủ những lời tha thiết chân thành đến như thế. Nó chứa trong biểu tượng nhung cũng đẹp, cũng gần gũi như chinh cuộc đời.
    Có lẽ, qua “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy ngẫm là ttrải nghiệm của cả cuộc đời. Một cuộc đờia đã trải qua mưa bom bão đạn chiến tranh. Mot cuộc đời đã có những tháng ngày vất vả, nhọc nhằn giữa dòng đời bon chen. Suy nghĩ ấy hẳn sâu sắc lắm, hẳn thiết tha lắm, hẳn sẽ có những khoảng lặng trầm lắng chứa cả cay đắng lẫn giọt nước mắt sót xa. Bằng trái tim đầy xúc cảm của một nhà văn, Nguyễn Minh châu đã gửi gắm trải nghiệm ấy đến cả cuộc đời, đến tất cả mọi người như để thưc tỉnh, như để nhắc nhơ con người về tình cảm đẹp đẽ nhất. Đáng quý trọng biết bao một trái tim như thế, một trái tim chỉ biết tìm cái đẹp, cái hay tô điểm cho cuộc đời chung của chúng ta. Tại sao chúng ta không thể song đẹp hơn nữa, để tô điểm them cho cuộc đời mỗi chúng ta, cuộc đời chung và đáp lại những công hiến to lớn như thế?
    Suy nghĩ về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm "BQ"
    Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ ,Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nưu?c nhà .Truyện ngắn của ông thưuờng chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con ngưuời và cuộc đời . “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó .
    Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời .Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy .Bị cột chặt trên giuờng bệnh ,Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông .Cảnh vật nơi ấy đẹp nhưu thơ nhưu hoạ :Những bông bằng lăng cuối mùa thưua thớt nhung đậm sắc ,con sông Hồng màu đỏ nhạt ,ánh nắng sớm ,vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưung duường nhuư rất mới mẻ đối với anh .Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót ,bởi một ngưuời “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” lại chưua từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay truước cửa sổ nhà mình ”.
    Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giưuờng bệnh .Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự chăm sóc của vợ con . Sáng hôm ấy ,bằng trực giác ,anh nhận ra thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa ,anh mới cảm nhận thấm thía về nguười vợ của mình .Nhĩ để ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh ”,anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận : “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”.Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi nưưuơng tựa là gia đình trong những ngày này ”.Nhĩ -con ngưuời của một thời huy hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê cũng nhưu sự tảo tần và đức hy sinh của vợ .Trưuớc khi ốm anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ ,vô tình với tất cả những gì gần gụi xung quanh ,kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thuương và tận tuỵ .Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu ,kiếm tìm .
    Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế .Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ ,Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là một lần đuược đặt chân lên bãi bồi bên kia sông .Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững ,bình dị mà sâu xa của cuộc sống ,những giá trị dễ bị ta vô tình ,bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi những khát vọng xa vời vẫy gọi , cuốn nguười ta đi .Sự nhận thức này chỉ đến đưưuợc với ta khi đã từng trải .Với Nhĩ ,đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên giưuờng bệnh.Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa : “Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải ,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nhuư một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn ” . Với anh, bây giờ đó thực sư? là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất tòng tâm ” ” . Không thể tự làm điều mình khao khát,Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông ,đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ .Oái oăm thay ,đứa con không hiểu ưuớc muốn của cha ,đã đi một cách miễn cưưuỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên hè phố .Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.Từ đó Nhĩ nghiệm ra một qui luật khá phổ biến của đời ngưuời “Con nguười ta trên đưuờng đời thật khó tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.Anh không trách con vì “nó đã thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.
    ở cuối chuyện ,khi Nhĩ tuưởng tuượng chính mình như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bưuớc chân lên mặt đất dấp dính phù sa .Nhĩ xúc động mạnh ,chân dung anh khác thưuờng “mặt mũi đỏ rựng ,hai mắt long lanh chứa môt nỗi say mê đầy đau khổ ”.Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này ,Nhĩ thu hết tàn lực ,đu nguười lên cửa sổ ,giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y nhuư đang khẩn thiết ra hiệu cho một ngưuời nào đó ”.Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày ?Và duờng nhưu nó còn có ý nghĩa khái quát hơn :Muốn thức tỉnh mọi ngưuời vưuợt lên những cái vòng vèo hoặc chùng chình trên đưuờng đời để hứơng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị mà bền vững !
    Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức,suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh ,chi tiết mang ý nghĩa biểu tưuợng tác giả đã tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm.Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp ,tinh tế ,giọng văn thầm trầm ẩn chứa những chiêm nghiệm ,suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên những ấn t?ương riêng cho tác phẩm .
    Những dòng cuối cùng của “Bến quê” khép lại nhuưng dưu âm từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và con ngưuười dưuờng nhưu vẫn còn lan toả đâu đây,thức tỉnh trong ta sự trân trọng vẻ đẹp về những gì bình dị ,gần gũi của gia đình ,quê hưuơng ,xứ sở .
    avatar
    bummje
    ♥ Gà mới nở ♥
    ♥ Gà mới nở ♥


    Join date : 19/08/2010

    Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu Empty Re: Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

    Bài gửi by bummje 19/8/2010, 2:34 pm

    Nói về quê hương văn học dân gian có bài ca dao rất hay:
    Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
    Nhớ ai dải nắng dầm sương
    Nhớ ai tắt nước bên đướng hôm nao
    Bài ca dao tự sự, nhưng ngầm chứa một triết lý,triết lý về quê hương, về mối quan hệ khăn khít giữa con người với con người và những gì gần gũi với quê hương. Đồng điệu với ca dao xưa, Nguyễn Minh Châu đã viết câu chuyện “Bến Quê”, gợi cho ta nhẹ nhàng cùng những suy nghĩ sâu xa về quê hương xứ sở mà nhân vật Nhĩ trong câu chuyện tiêu biểu cho một số khá đông người trong đời sống, trong giai đạon “dừng chân” sau chuỗi thời gian bôn ba lặn lộ

    Câu chuyện viết về thực trạng đời sống và tâm hồn của Nhĩ, một người đàn ông “đã từng đi tới không sót một xó xĩnh nào trên trái đất”, đã từng tip xúc nhiều nơi, chiêm ngưỡng bao vẻ đẹp của từng tiếp xúc nhiều nơi, chiêm ngưỡng bao vẻ đẹp của kỳ quang TG, nhưg đến cuối đời thì mắc 1 căn bệnh hiểm nghèo, phải nằm liệt trên giường, anh mới cảm nhận đc tâm hồn của vợ cũng như vẻ đẹp bình dị của bãi bồi bên kia song, của bến quê mà chưa lần nào đặt chân đến.
    Đọc truyện, từ những hình ảnh thiên nhiên lướt qua cái nhìn của Nhĩ gợi cho ta lien tưởng đến những biểu tượng của cuộc sống.
    Trước hết, đó là vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần tới xa trong buổi sang thu: dòng sông Hồng uốn lượn, bầu trời cao rộng, bãi cát phẳng lì, những bong hoa bằng lăng tím tô đậm them vẻ đẹp di dàng duyên dáng. Bức tranh đó cũng là vẻ đẹp bình dị quen thuộc của quê hương xứ sở.
    Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa, “ hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bong hoa bằng lăng cuối cùng sót lại trở nên đậm sắc hơn”, cùng những tảng đất lở bên bờ bên này khi cơn lũ đầu nguồn “ đã bắt đầu dồn về” đổ ập vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng, gợi cho ta lien tưởng tới sự sống của Nhĩ đang ở những ngày cuối cùng. Từ đó, ta cảm nhận đc cuộc sống buồn tẻ, chán ngán, tuyệt vọng của Nhĩ, khi anh ý thức đc cái chết sắp đến vs mình.
    Đặc biệt, đi sâu vào tìm hiểu những suy ngẫm và khát vọng của Nhĩ ta mới thấy đó là những triết lý sâu xa.
    Biểu hiện đó trước hết trong cảm nhận của Nhĩ về Liên ( vợ anh). “Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá”, “đưa những ngón ta gầy guộc âu yếm bên vai chồng”, NHĩ cảm nhận đc tất cả
    tìh yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm.. mà anh vẫn nín thinh”.Còn Liên tl: “Có hề sao đâu… miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói anh trong gian nhà này”. Chính lúc này đây Nhĩ mới thấu hiểu vợ với niềm biết ơn sâu sắc, “ Nhĩ đã tìm đc những nơi nương tựa là gd rong những ngày này:.
    Niềm khao khát mãnh liệt bây giờ của Nhĩ là đc đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Anh đã từng trải qua những không gian viễn xứ đc đo bằng miền, quốc gia, châu lục đại dương…, vậy mà giờ đây, phát hiện ra cái không gian trước mắt chỉ đo đc bằng một tầm nhìn, thậm chí một cái với tay, Nhĩ cảm nhận nó “ gần gũi” mà lại xa lắc xa lơ chưa bao giờ đến. Đó là cái bến sông quê. Trong long Nhĩ có một niếm hối tiếc pha lẫn ân hận và nỗi xót xa: Sao những măm tháng trải bước khắp phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra đc vẻ đẹp của những gì than quen, gần gũi nhất nơi ta sinh ra và, nơi ta lớn lên thành người và sẽ là nơi nằm mãi trong long đất mẹ? Đó là một bức tranh nhận của tâm hồn và trí tue tren lộ trình dài dằn dặc quanh co của đới người. Nhĩ “đã từng trãi, đã đi từng đi in gót khắp mọi phương trời xa lạ giờ mới nhận ra cái bến quê” giàu có lẫn mọi vẻ đẹp. Và “cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn”, bởi nỗi khát khao kia càng cháy bỏng, anh lại càng đau khổ trong những cố gắng kiệt lực vô vọng.
    Không tự thự hiện đc những điều mơ ước, anh đã nhờ đứa con trai sang bãi bồi bên kia sông để giúp anh thoả mãn niềm mong ước cuối cùng ấy. Nhưng nó làm một cách miễn cưỡng và bị cuốn hút bởi trò chơi phá cờ thế trên hè phố không khéo sẽ lỡ chuyến đò sang sông duy nhất trong ngày. Những suy nghĩ và hành động của anh con trai Nhĩ có phải chăng đó là phiên bản của Nhĩ thuở nào? Chính vì vậy anh đã ngẫm ra một triết lý của cuộc sống “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi đc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Triết lý ấy là của một con người đã từng trải nghiệm có ước muốn xa vời lúc còn tuổi trẻ, vô tình bỏ qua cái đẹp bình dị bên ta. Từ cuộc đời mình và hiện tại của đứa con, Nhĩ đã rút ra triết lý đó” Vậy là không phải triết lý của một mà của hai thế hệ anh nhìn thấy nên nó có tính quy luật tâm lý của con người. Từ triết lý đó, chủ đề của câu chuyện toát lên: “Mỗi chúng ta đừng lãng phí thời gian vào những điều vòng vèo, chùng chình, mà cần trân trọng những giá trị bền vững, những vẻ đẹp bình dị của cuộc đời ngay quanh ta.”
    Hành động của Nhĩ: “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu lệnh cho một người nào đó” cũng có ý nghĩa biểu tượng. “Người nào đó” là ai? Căn cứ vào ngữ cảnh chắc chắn đó là Tuấn, con anh. Nhưng hẳn không chỉ có thế, hiệu lệnh tiến lên còn dành cho Nhĩ, cho mọi người chúng ta. Cụm từ mơ hồ “một người nào đó” đc hiểu như “con người”, hiểu là tất cả. Lần cuối cùng trong cuộc đời, Nhĩ cố truyền lấy những khát vọng tâm hồn đẹp đẽ chân thành để thức tỉnh đứa con cũng như con người chúng ta về cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

    Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoại sau 1975 (kiểu như nhân vật hoạ sĩ, anh bộ đội xuất ngũ làm nghề hớt tóc, trong truyện ngắn “bức tranh”). Qua nhân vật Nhĩ, tác giả gửi gắm nhiều suy ngẫm triết lý về cuộc đời và con người. Nhân vật Nhĩ, với những suy nghĩ và khá vọng của anh đã goi cho chúng ta điều suy ngẫm này: Quê hương là những gì thân quen nhất, yêu thương nhất, những gì hồn nhiên, gần gũi nhất. Con người sống gắn bó với quê hương, bởi đó là mảnh đất sinh thành rat ta và sẽ nhận ta về khi nhắm mắt xuôi tay: bởi đó là “Bến quê”.


      Hôm nay: 27/4/2024, 5:14 pm