diễn đàn _a4 _ teen_

WELLCOME TO _A4_TEEN_
Bạn là chưa là thành viên của diễn đàn???
Hãy ĐĂNG KÍ ngay để có thể sử dụng tất cả chức năng của diễn đàn (chỉ mất 15 giây thui)
Nếu bạn đã là thành viên rồi!?!?
Hãy ĐĂNG NHẬP ngay để cùng 888 với pà kon nào!!!

Join the forum, it's quick and easy

diễn đàn _a4 _ teen_

WELLCOME TO _A4_TEEN_
Bạn là chưa là thành viên của diễn đàn???
Hãy ĐĂNG KÍ ngay để có thể sử dụng tất cả chức năng của diễn đàn (chỉ mất 15 giây thui)
Nếu bạn đã là thành viên rồi!?!?
Hãy ĐĂNG NHẬP ngay để cùng 888 với pà kon nào!!!

diễn đàn _a4 _ teen_

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
diễn đàn _a4 _ teen_

^-^


    nhung bai van ko the ''nhin'' cuoi

    trangkuteo93
    trangkuteo93
    Moderators
    Moderators


    Join date : 15/05/2010
    Age : 30
    Đến từ : Binh Giang - Pha lai

    nhung bai van ko the ''nhin'' cuoi Empty nhung bai van ko the ''nhin'' cuoi

    Bài gửi by trangkuteo93 5/7/2010, 9:49 pm

    ... 'Sau khi thoát khỏi nhà Thống Lý Pá Tra, Mỵ xuống đồng bằng rồi gặp Tràng, nên vợ chồng sinh con đẻ cái, sống rất hạnh phúc...'(!?)

    >>> Sốc bởi... văn...

    >>> Sáng tạo cũng cần chuẩn mực

    Khi học sinh 'bịa'

    Đề thi năm nay yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, một TS đã hồn nhiên viết:

    - Trở thành con dâu gạt nợ, Mị bị đánh đập dã man, chịu không nổi Mị về gặp cha, cha Mị thấy Mị liền nói: “Mày khiến tao chết hả? Mày đi về bển ngay!”.

    Một đoạn khác:

    - Đêm tình mùa xuân, Mị cũng muốn đi chơi, Mị thay áo, chải tóc nhưng A Sử về trói Mị vào cột nhà. A Phủ đi ngang thương quá cởi trói cho Mị. Mị thấy vậy lừa lúc A Sử ra khỏi nhà cởi trói cho A Phủ. Bỗng A Sử về thấy vậy đánh cho Mị một trận rồi lại trói A Phủ lại.

    Rốt cuộc không biết ai cởi trói cho ai?!

    Thậm chí, có bài thi của TS còn bịa ra chuyện A Phủ đi chăn trâu nhưng lại làm mất…bò và bị Bá Kiến đánh:

    - A Phủ đi chăn trâu làm mất một con bò. Bá Kiến giận dữ đánh A Phủ. A Phủ cãi lại ông đừng vội đánh tôi. Tôi sẽ đi bắt con hổ cho ông coi. (Khi A Phủ làm mất một con bò bị Thống lý Pá Tra đánh, A Phủ nói sẽ đi bắt con hổ về còn hơn nhiều lần con bò).

    Có những thí sinh lại viết văn viết theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia", và đây là đoạn bịa:

    - Mị và Trọng là người yêu của nhau, thấy người yêu bị hành hạ dã man, Trọng chịu không nổi liền rủ Mị bỏ trốn. Hai người chưa kịp thực hiện ý định thì đã bị nhà Thống lý phát hiện trói cả hai vào cột.

    Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không có nhân vật nào tên Trọng. Có lẽ, TS này nhớ đến Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chăng?

    Nhân vật trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài đã gặp nhân vật trong tác phẩm "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân:

    - Sau khi thoát khỏi nhà Thống Lý Pá Tra, Mỵ xuống đồng bằng rồi gặp Tràng, nên vợ chồng sinh con đẻ cái, sống rất hạnh phúc. - thí sinh này viết.


    Thí sinh xem tài liệu môn Văn (Ảnh: Trung Kiên)

    Một thí sinh còn lẫn lộn tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với "Chí Phèo" của Nam Cao:

    - Mỵ sinh ra vốn nghèo đói xấu xí vì không có ai lấy làm vợ nên Mỵ theo Thống Lý Pá Tra tình nguyện về làm nô lệ. Ánh sáng tình yêu soi đường khiến Mỵ tỉnh ngộ, trong đêm tối vùng dậy cùng với A Phủ chạy thoát khỏi nhà Thống Lý nhưng chạy mãi vẫn thấy trước mắt một chiếc lò gạch cũ... Chao ôi thật xót xa. - thí sinh bày tỏ cảm xúc với nhân vật Mỵ.

    Có học sinh đã khéo liên hệ câu chuyện của Mỵ với "tự do tình yêu" khi viết:

    - Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cha mẹ Mỵ đã đặt Mỵ vào làm dâu nhà Thống Lý Pá Tra nhưng tình yêu tự do lên tiếng, Mỵ đã tìm mọi cách để chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ ấy, tìm đến tình yêu đích thực với A Phủ. Ngày nay, các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ cũng không nên ép duyên con như thế...
    Trong hội đồng thi khác, một học sinh lại đưa Lỗ Tấn - nhà văn Trung Quốc vào danh sách những nhà văn Việt Nam:

    - Trên diễn đàn văn học hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn được xem là nhà văn nổi tiếng, có nét cá tính riêng nhất cùng với những nhà văn, nhà thơ khác như Tô Hoài, Nguyễn Tuân...

    Bi hài hơn có thí sinh đã đưa tác phẩm "Thuốc" từ tạp chí "Tân thanh niên" số 5 - 1919 của Trung Quốc sang báo Thanh niên của Việt Nam:

    - Thuốc là một tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn được đăng trên báo Thanh niên số đặc biệt năm 1999" - thí sinh viết.

    Và không ít những điều mà... chỉ mình thí sinh mới biết như: "Hạ Du bị quân Nhật xử bắn tại pháp trường Cổ Hiên Đình Khẩu ở Bắc Kinh", "Vợ chồng A Phủ là một bài thơ tình nổi tiếng của Tô Hoài", "Cha con Thống Lý Pá Tra đối xử với Ánh Nguyệt rất tàn nhẫn". Đặc biệt hơn, có những em còn hồn nhiên so sánh "Sông Hương đã được Nguyễn Tuân so sánh với sông Hàn ở Seoul, con sông được coi là biểu tượng của Hàn Quốc".

    Tâm sự từ đáy lòng của thí sinh...
    Phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách trong bài thi, một thí sinh không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình:

    - Đọc, đọc nữa, đọc mãi, đọc sách không bao giờ làm cho người ta cảm thấy nhàm chán, nhất là sách kiếm hiệp. Trong tất cả các loại sách, em thích nhất là sách truyện tranh trên mạng. Nó có sức thu hút với em nhất, những cuốn sách này vừa có tính minh họa, vừa dễ đọc lại vừa không mất tiền mua - thí sinh này phát biểu cảm nghĩ.

    Đưa ngôn ngữ @ vào bài thi

    Những ngôn ngữ vốn chỉ sử dụng để nhắn tin qua điện thoại di động và chat trên mạng internet với bạn bè cũng được các em đưa “nguyên xi” vào bài thi. Chẳng hạn như: pùn lém (buồn lắm), hum ni (hôm nay), thik (thích) iu (yêu)…
    Với đề phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một học sinh viết: "Nước sông Hương không xanh màu xanh canh hến”, thay vì “Nước sông Hương sáng xanh, trưa vàng, chiều tím”.

    Theo cô giáo Cao Thị Ngọc Hà, Phó Hiệu trưởng Trường PTTH chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ có lẽ đang làm bài thi mà đói bụng, nhớ món canh hến ở nhà mẹ hay nấu nên “tức cảnh sinh tình”.

    Không chỉ vậy, một số học sinh còn trở thành “nhân viên” của Trung tâm xúc tiến du lịch. Khi thì giới thiệu những điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, lúc thì những món ăn đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế nào là bánh bò, bánh nậm… để mời gọi khách du lịch đến với Huế.
    Thực tế kết quả


    Văn luôn là môn thi khiến nhiều thí sinh lo lắng. Ảnh: Hải Duyên

    Theo cô Hoàng Lan, nữ giáo viên môn văn trường Chu Văn An, quận 5, TP HCM đây là lỗi của cách hành văn máy móc sáo rỗng và học không đến nơi đến chốn của một số em."Thực tế hiện nay khả năng làm văn của nhiều học sinh ngày càng giảm. Điều này rất phổ biến, ngay cả trong những bài kiểm tra trên lớp, tôi cũng bắt gặp những câu văn rất ngô nghê. Tuy nhiên, cũng không đến mức sai cơ bản về mặt kiến thức đến như vậy. Có thể tâm lý trong phòng thi không tốt cũng ảnh hưởng một phần đến cách viết của các em", cô Lan lý giải.

    Đánh giá chung về chất lượng môn Văn của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Phó giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch hội đồng chấm thi tại TP HCM - ông Lê Hoàng Chương cho biết, đề thi môn Văn năm nay cũng khá dài. Trong đó, câu phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách là một dạng đề mở nhưng đáp án của Bộ lại là đáp án đóng.

    "Qua kết quả chấm thi cho thấy các em còn rất nhiều lỗi chính tả, chưa biết phân tích yêu cầu của đề, kiến thức còn non", ông Chương nhận xét sau khi công bố điểm thi.
    Thực tế, điểm Văn của một số tỉnh đồng bằng năm nay cũng rất thấp chỉ đạt 20% trên điểm trung bình (Kiên Giang) và trung bình điểm Văn của các tỉnh được TP HCM chấm thi năm nay cũng rất thấp chỉ đạt mức bình quân 27%.

      Hôm nay: 19/3/2024, 2:11 pm